Return to site

NGHỊCH LÝ ÔNG NỘI VÀ LỜI GIẢI

Nghịch lý du hành vượt thời gian về quá khứ.

"Có một người đàn ông du hành thời gian về quá khứ và giết ông nội mình trước khi ông mình cưới bà nội. Kết quả là cha của anh ta sẽ không được sinh ra, điều đó dẫn tới người đàn ông đó sẽ không bao giờ được ra đời thì làm sao anh ta có thể du hành về quá khứ. Nhưng nếu anh không về quá khứ để giết ông nội mình thì ông nội anh phải còn sống và điều đó nghĩa là anh vẫn được ra đời và có thể vượt thời gian để giết ông nội mình." Wikipedia 

Suy ra, các giả định trở về lại quá khứ là không thể -> bác bỏ tính thay đổi về thời gian.

Đây là nghịch lý mà các Triết gia dùng đánh đố các nhà khoa học để chứng minh thời gian là bất biến. 

Ngụy biện là phép thôi miên của ngôn từ. Đây là một số bài đã viết về chủ đề này.

Triết học khác khoa học là Triết học dùng ngôn từ và ngụy biện logic để đánh lạc hướng. Còn khoa học thì các đối tượng rõ ràng, chuỗi nguyên nhân kết quả liên tục. Không có sự mập mờ đa nghĩa và chồng lấn. 

Nghịch lý này sai bởi sự đảo chiều hệ quy chiếu dẫn đến đảo chiều nhân quả -> tạo ra kết quả mâu thuẫn. 

- Hệ quy chiếu 1 -  Cơ học cổ điển (Newton): ở trái đất, con người di chuyển với vận tốc nhỏ hơn rất nhiều so với vận tốc ánh sáng, các diễn biến ở trái đất.

- Hệ quy chiếu 2 - Cơ học lượng tử (Einstein): hạt di chuyển, với vận tốc tiệm cận hay bằng vận tốc ánh sáng, với điều kiện và cách tính hoàn toàn khác với hệ quy chiếu 1. 

Giả thuyết trên dùng hệ quy chiếu 2 để tính giả định xong dùng hệ quy chiếu 1 để đưa ra kết luận. Tức 1 công thức mà dùng cho cả 2 hệ quy chiếu hoàn toàn khác nhau -> mâu thuẫn -> sai kết quả.

Ở mỗi hệ quy chiếu khác nhau thì phải xét từ input và output trên cùng 1 hệ quy chiếu thì mới có kết luận đúng được. Vì mỗi hệ quy chiếu chịu sự tác động của các quy luật khác nhau.

Các bạn đọc qua bài viết này để hiểu rõ hơn về sự biến đổi và giới hạn biến đổi của 1 vật thể trong điều kiện vận tốc tăng dần. https://m.facebook.com/groups/657938774880775/permalink/708459016495417/

Vượt qua giới hạn chịu dựng do cấu trúc của chính nó -> nó sẽ chuyển sang 1 cấu trúc mới chịu được giới hạn vận tốc mới lớn hơn -> cấu trúc hay đối tượng cũ đã biến mất nhường chỗ cho cấu trúc mới.

Nghịch lý này tương tự như ví dụ: A cân ở trái đất 60kg, B cân ở trái đất 50kg. A lên mặt trăng cân còn 10kg. Suy ra A vừa nhẹ hơn B vừa nặng hơn B -> nghịch lý.

Sang Do (Jan 23, 2021)