Return to site

CÁI TÔI VÀ TÍNH DỊ BIỆT

Sự khác biệt của vạn vật trong vũ trụ đến từ sự khác nhau về cấu trúc của mỗi đối tượng bao gồm cấu trúc thuộc phân nhóm vật chất và cấu trúc thuộc phân nhóm Zezro. Ví dụ: Tại sao núi khác biển, trái đất khác mặt trời? Tại sao con người khác cây cối, sông, núi, mặt trời? Tại sao bạn khác tôi? https://m.facebook.com/groups/657938774880775/permalink/703614770313175/

Do đó, con người cũng không nằm ngoài quy luật này. Sự khác nhau giữa người với người không chỉ xuất phát từ cái tôi. Vì cái tôi chỉ là 1 trong những biểu hiện bên ngoài của cấu trúc thuộc phân nhóm Zezro đó chính là phần tinh thần (tâm thức). Nếu con người khác nhau chỉ vì cái tôi thì tại sao giữa 2 người ngồi thiền định về phương diện thể xác (vật chất) cũng khác nhau và về phương diện tinh thần (Zezro) cũng khác nhau? Vì mức độ đạt được trong thiền định khác nhau dẫn đến cấu trúc của phần tinh thần sẽ khác nhau.

Nhắc lại ý của một bài viết trước: https://m.facebook.com/groups/657938774880775/permalink/692880908053228/

SỰ DỊCH CHUYỂN QUA LẠI CỦA CÁI TÔI

Cái tôi là 1 trong 3 trạng thái biểu hiện của hệ ý thức/tinh thần (Cái tôi, Thiên đàng, Địa ngục). https://www.facebook.com/groups/657938774880775/permalink/663499050991414/

Hệ ý thức/tinh thần của con người luôn chuyển đổi qua lại trong 3 trạng thái là địa ngục (đau khổ) -> cái tôi (bản ngã) -> thiên đàng (hạnh phúc). Cái tôi và Địa ngục được "nuôi dưỡng" bởi "tham sân si". Theo hướng mũi tên thì trạng thái địa ngục có "tham sân si" cao nhất và giảm dần đến 0 khi tinh thần đạt được trạng thái hạnh phúc/thiên đàng.

Nếu "tham sân si" ở trạng thái bình thường, hệ ý thức của con người trú ẩn trong trạng thái cái tôi là chủ yếu. Nếu "tham sân si" càng gia tăng thì trạng thái đau khổ (địa ngục) sẽ có tầng số xuất hiện nhiều hơn. Nếu "tham sân si" càng giảm thì trạng thái hạnh phúc (thiên đàng) sẽ có tầng số xuất hiện nhiều hơn.

Trạng thái là có thể thay đổi. Do đó cái tôi cũng có thể thay đổi. Nếu bỏ luôn "tham sân si" thì "năng lượng" để nuôi dưỡng cái tôi và địa ngục không còn nữa, dẫn đến trạng thái cái tôi và địa ngục sẽ biến mất. Lúc này, hệ ý thức/tinh thần sẽ "cư trú" hoàn toàn ở trạng thái thiên đàng (hạnh phúc).

Xúc cảm bên ngoài của trạng thái Địa ngục là đau khổ, giận dữ, đập phá, điên loạn, khóc than...

Xúc cảm bên ngoài của trạng thái Thiên đàng là vui sướng, hân hoan, chúc tụng, nhảy múa, yêu đời, phấn khích, an nhiên, bình an, thoải mái, thanh tịnh...

Xúc cảm bên ngoài của cái tôi là cố chấp, bào chữa, cứng đầu, tự cao, thích thể hiện, thích chứng tỏ, gia trưởng, độc tài, kiên quyết...

Theo sự dịch chuyển này thì người phát ra tâm từ bi, tình yêu thương, sự khiêm nhường, hạ mình là người cảm thấy an lạc, thanh thản. Trạng thái của hệ ý thức/tinh thần sẽ dịch chuyển sang Hạnh phúc.