Return to site

HỆ QUY CHIẾU KHÔNG KHỐI LƯỢNG

Bài chia sẻ của bạn Huỳnh Ngọc Nam Giang - Video: Luận cứ Vũ trụ Kalam. Phần 1: Khoa học nêu ra 3 luận đề để chứng minh rằng chỉ tồn tại 1 vũ trụ duy nhất và nó hữu hạn (Vì nếu nêu ra chỉ để chứng minh vũ trụ mà con người đang quan sát được là hữu hạn và có điểm khởi đầu thì câu chuyện đã quá cũ, khoa học hằng ngày vẫn lập đi lập lại điều này):

(1) Mọi thứ tồn tại đều phải có nguyên nhân, tức phải có cái trước nó.

(2) Định luật 2 Nhiệt động lực học. Năng lượng hữu dụng (usable energy) trong Vũ trụ đang giảm dần theo thời gian. Nếu vũ trụ không có tuổi nhất định (tức có birthday) thì sự chết nhiệt của vũ trụ (mort thermique) đã làm nó bị hủy diệt.

(3) Vũ trụ cũng có nguyên nhân. Do đó, vũ trụ hữu hạn trước đó là God tạo nên vũ trụ - đấng sáng tạo.

Ba luận đề trên nghe có vẻ rất vững chắc. Nhưng thực tế nó luôn để lộ các điểm yếu nhất của khoa học hiện đại. Đó chính tính cục bộ mà không phải toàn bộ, mỗi hệ quy chiếu khác nhau sẽ chịu sự tác động của các quy luật vật lý khác nhau ví dụ như các định luật vật lý trong cơ học lượng tử khác với trong cơ học cổ điển. Nhưng tựu chung chúng đều dựa trên hệ quy chiếu thực thể có khối lượng.

Bây giờ chúng ta sẽ bước sang 1 hệ quy chiếu hoàn toàn mới. Đó chính là hệ quy chiếu của các thực thể không có khối lượng mà chỉ có năng lượng, lúc này 3 luận đề trên đã không còn hợp lý nữa.

(1) và (3) Cái gì cũng phải có nguyên nhân sinh ra. Nguyên nhân và kết quả sẽ đúng trong tất cả vòng tròn* nhân-quả nối tiếp nhau. Nhưng chính sự tồn tại của vòng tròn đó đã nằm ngoài quy luật Nhân - quả, tức cái đầu tiên để tạo ra hệ Nhân - Quả.

Nếu ta cho rằng chỉ có 1 vũ trụ hữu hạn duy nhất thì nó được sinh ra từ đâu? Trong video cho rằng God là đấng tạo ra. Vậy God sinh ra từ đâu? Ai tạo ra God? Nếu God được mặc định đã có từ ban đầu thì có vi phạm quy luật Nguyên nhân - Kết quả như trong video lập luận?

Do đó, cuối cùng ta phải quy định 1 cái gì đó tồn tại đầu tiên (khởi nguyên), đó chính là vòng tròn* tôi đã nhắc ở trên.

(2) Định luật 2 Nhiệt động lực học chỉ áp dụng cho các thực thể có khối lượng trong vũ trụ (∆S). Vậy nếu đối với hệ quy chiếu các thực thể không có khối lượng thì sẽ như thế nào? Ví dụ công thức tính năng lượng dù trong cơ học lượng tử hay cổ điển đều phải gắn liền với khối lượng (m) trực tiếp hay gián tiếp. Nếu 1 thực thể không có khối lượng thì ta dùng công thức nào để tính năng lượng? Trong thuyết tương đối của Einstein, công thức rút gọn tính theo khối lượng tĩnh E = mc^2 hay công thức tính theo khối lượng động E^2= (pc^2)^2 + (mc^2)^2 trong đó p = mv = ym0V (lần nữa lại liên quan đến khối lượng). Một hạt có khối lượng cần cung cấp 1 năng lượng gần như vô hạn (toàn bộ vũ trụ cũng không đủ) để gia tốc nó đạt tới tốc độ ánh sáng. Vậy ai gia tốc để hạt Photon đạt tốc độ ánh sáng? Vũ trụ vẫn còn đó và ánh sáng vẫn khắp mọi nơi. Như vậy cách tính năng lượng trong hệ quy chiếu các hạt/thực thể không có khối lượng phải khác với cả trong hệ quy chiếu cơ học lượng tử và cổ điển.

Chính thiên tài vật lý Stephen Hawking cũng ủng hộ cho thuyết đa Vũ trụ và đa Big Bang qua Multiverse theory của ông. Như vậy vũ trụ hữu hạn mà con người quan sát được chỉ là 1 trong nhiều vũ trụ hữu hạn khác đang tồn tại chứa trong 1 vũ trụ vô hạn; mà theo thuyết Zezro, Vũ trụ vô hạn này chính là God, là khởi điểm và được mặc định từ ban đầu. Về mô tả chi tiết hơn, mời các bạn đọc 2 bài thảo luận này sẽ hiểu hơn phần nào.

https://www.facebook.com/groups/657938774880775/permalink/717701038904548/

https://www.facebook.com/groups/657938774880775/permalink/728327517841900/

broken image
broken image