Return to site

PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐỀ

· VẤN ĐỀ TRIẾT HỌC

Chúng ta đã từng nghe đến một số phương pháp để giải quyết các câu hỏi như: Trực tiếp, Quy nạp, Phản Chứng, Dẫn chứng, Loại trừ...nhưng mọi người đã nghe đến "Phương pháp luận đề"?

Thông qua lý thuyết Zezro và một số bài viết trả lời các câu hỏi hóc búa như:
- Quả trứng - Con gà

- Thượng đế - Tảng đá
- Tình yêu thiên Chúa? Phật Nghiệp? Tốc độ tư duy có nhanh hơn tốc độ ánh sáng?...
Tôi xin đúc kết và chia sẻ 1 phương pháp mới mà tôi đã sử dụng chủ yếu trong việc giải quyết các vấn đề trên (Phương pháp sử dụng chủ yếu: Luận đề, Quy nạp và Phản chứng).

Phương pháp luận đề là phương pháp phân tích chi tiết bản chất các đối tượng chính trong câu hỏi và mối quan hệ giữa chúng để tìm ra sự hợp lý của câu hỏi? Nếu câu hỏi bất hợp lý thì ta bác bỏ nó mà không cần tìm câu trả lời. Nếu câu hỏi hợp lý thì từ sự phân tích đó ta có thể tìm ra được câu trả lời hợp lý nhất. Ngoài ra, ưu điểm của phương pháp luận đề là có thể tìm ra câu hỏi đúng đắn thực sự nếu câu hỏi ban đầu thiếu hợp lý.

Khi ta đi học, các thầy cô vẫn dạy cho ta cách đọc và phân tích đề bài để thu thập tất cả dữ kiện được cung cấp nhằm chứng minh vấn đề đặt ra. Nhưng việc đi sâu vào phân tích bản chất từng đối tượng và mối quan hệ giữa chúng (nhất là câu hỏi nhân quả) thì hoàn toàn thiếu.

Sự thiếu hụt đó là do khi ta giải những bài toán chuẩn thì dữ liệu gần như cung cấp đầy đủ, các đối tượng chính trong đề bài cũng rõ ràng, tương xứng và có quan chặt chẽ với nhau...Nhưng đối với câu hỏi cần giải quyết thuộc các vấn đề mang tính xã hội, thế giới quan, vũ trụ quan...thì việc phân tích làm rõ từng đối tượng đưa ra trong câu hỏi là cực kỳ quan trọng và cần thiết. Vì các vấn đề này có phạm trù rất rộng, nhiều khi không rõ ràng hoặc ít người hiểu rõ bản chất của từng đối tượng trong câu hỏi + mối tương quan giữa chúng. Nhưng đa phần theo lối mòn tư duy, chúng ta sẽ lao vào trực tiếp để giải quyết câu hỏi > Bế tắc hoặc sai lầm trong kết quả.

Phương pháp luận đề giúp ta loại bỏ rất nhiều câu hỏi tưởng chừng như cao siêu, hợp lý nhưng thực ra là thiếu logic và không tương xứng trầm trọng giữa các đối tượng (Nhất là các mệnh đề nhân quả trong câu hỏi). Kế tiếp là giúp ta hiểu rõ bản chất từng đối tượng trong câu hỏi + mối quan hệ giữa chúng như thế nào...từ đó chúng ta sẽ có hướng đi đúng đắn nhất để giải quyết chúng (Lúc này chúng ta sẽ lựa chọn tiếp phương pháp chứng minh nào phù hợp để giải quyết vấn đề nhanh chóng).
Phương pháp luận đề thuộc về phương pháp định hướng tư duy hơn vì nó là khởi đầu cho quá trình tìm ra đáp án - câu trả lời cho 1 vấn đề đặt ra.

ỨNG DỤNG

Có hai cách để giải quyết vấn đề đưa ra bằng phương pháp luận đề:

- Chỉ ra sự bất hợp lý của câu hỏi và bác bỏ nó.

- Trả lời câu hỏi mập mờ bằng một sự mập mờ khác.

Cách 1: Chỉ ra sự bất hợp lý của câu hỏi và bác bỏ nó bằng những cách sau:

+ Chỉ ra được sự không rõ ràng của các đối tượng chính trong câu hỏi.

VD1: Tốc độ tư duy có nhanh hơn tốc độ ánh sáng?

Đối tượng 1: Tốc độ tư duy (1 khái niệm chung chung, ko rõ ràng, chính xác).

Tốc độ tư duy là gì? Bản chất như thế nào? Tốc độ của luồng tín hiệu di chuyển trong các neuron thần kinh (nội) hay là tín hiệu phát đi từ não đến 1 vị trí hay đối tượng nào đó (ngoại)?

Đối tượng 2: Tốc độ ánh sáng (1 khái niệm cụ thể, rõ ràng, chính xác)

Vậy đối tượng 1 không rõ ràng thì ta lấy cơ sở nào để so sánh?

+ Tại một thời điểm không thể tồn tại đồng thời 2 mặt đối lập phủ định lẫn nhau trong cùng 1 đối tượng.

VD2: Thượng đế toàn năng vậy ngài có thể tạo ra được 1 cái khiên mà không có bất kỳ vật gì có thể đâm thủng được? Nếu được, thì thượng đế có thể tiếp tục tạo ra một ngọn giáo đâm thủng được mọi thứ? Nếu ngài có thể tạo ra hay không thì đều mâu thuẫn > Thượng đế không toàn năng.

Nhưng trong câu hỏi đặt ra ở trên vi phạm nguyên tắc là tại cùng 1 thời điểm nào đó, cái KHIÊN tồn tại đồng thời 2 mặt đối lập phủ định lẫn nhau là không vật gì đâm thủng và có vật gì đâm thủng. Như vậy, vấn đề đưa ra đã hoàn toàn sai về mặt logic.

+ Các đối tượng trong câu hỏi nhân quả không có mối liên hệ với nhau hoặc mối quan hệ giữa chúng không rõ ràng, thiếu logic.

VD3: (I) Quả trứng có trước hay con gà có trước?

(A) Quả trứng (tất cả các loại trứng: gà, vịt, rùa, rắn, khủng long…) là một phạm trù rộng hơn rất nhiều so với (B) con gà là 1 phạm trù tương đối rõ ràng, cụ thể.

(A) và (B) có quan hệ nhân quả cái này sinh ra cái kia. Như vậy, giữa (A) và (B) không có mối tương quan rõ ràng và thiếu logic trong mối quan hệ giữa 2 đối tượng này.

Dẫn đến một câu hỏi là hệ quả phát sinh từ (I) rất thiếu logic và nhảm nhí: Quả trứng rùa có trước hay con gà có trước? Vì quả trứng rùa cũng là quả trứng.

Do đó, ta có thể bác bỏ câu hỏi (I) và đưa ra một câu hỏi hợp lý hơn: (II) Trứng gà có trước hay con gà có trước? Câu hỏi (II) này thì ta hoàn toàn có câu trả lời cho nó.

+ Đối tượng chính trong câu hỏi không tồn tại.

VD4: Vũ trụ sinh ra từ sự trống rỗng?

Sự trống rỗng là gì? Sự trống rỗng có tồn tại?

+ Thiếu logic giữa hành động và thời điểm xem xét

VD5: Khi Pinocchio (cậu bé người gỗ, nói dối mũi sẽ dài ra) nói rằng:” Mũi tôi sẽ dài ra”:

Vậy nếu mũi dài ra, nghĩa là cậu bé đã nói thật => mũi sẽ không dài ra, nhưng nếu nó không dài ra lại nghĩa là cậu bé đã nói dối => mũi sẽ dài ra. Nếu mũi dài ra thì tương tự. Vậy mũi Pinocchio có dài ra hay không?

Nói dối hay nói thật chỉ xét được ở thời điểm hiện tại hoặc quá khứ. Chúng ta dùng thời điểm hiện tại để xét tương lai có nói dối hay không là thiếu logic, bất hợp lý.

Cách 2: Trả lời câu hỏi mập mờ bằng một sự mập mờ khác.

VD6: Thượng đế toàn năng thì ngài có tạo được tảng đá mà ngài không thể nhấc nổi?

Thượng đế là một đối tượng thiếu rõ ràng (mập mờ) và ta có thể đưa thượng đế tương đồng với Vũ trụ (điều kiện là Vũ trụ vô hạn).

Như vậy, Vũ trụ – Thượng đế vô hạn có thể tạo ra tảng đá nặng vô hạn (một sự mập mờ khác) và câu trả lời vẫn thỏa điều kiện mà đề bài đưa ra.

VD7: Có một anh tài xế taxi lái xe đi 5km thì nghỉ 5 phút với vận tốc trung bình 30km/h. Vậy hỏi anh tài xế đưa khách từ khách sạn ra sân bay với quảng đường 30km thì anh tài xế mặc áo màu gì?

Vậy anh tài xế mặc áo màu gì thì có liên quan gì đến dữ kiện đề bài đưa ra? Thật là nhảm nhí!

Vấn đề nhảm nhí, mập mờ này ta có thể trả lời bằng một sự nhảm nhí, mập mờ khác.

Trả lời: Anh tài xế taxi mặc áo màu đỏ, nếu bạn không tin thì cứ hỏi.

VD2: Trả lời VD2 bằng cách 2 và cách trả lời tương tự như VD6.

Thượng đế là một đối tượng thiếu rõ ràng (mập mờ) và ta có thể đưa thượng đế tương đồng với Vũ trụ (điều kiện là Vũ trụ vô hạn).

Như vậy, Vũ trụ – Thượng đế vô hạn có thể tạo ra cái KHIÊN cứng vô hạn – không cái gì có thể đâm thủng (một sự mập mờ khác) và sau đó Ngài vẫn có thể tại ra được mũi GIÁO cứng vô hạn – có thể đâm thủng mọi thứ (một sự mập mờ khác nữa) và câu trả lời vẫn thỏa điều kiện mà đề bài đưa ra.