Return to site

GIỚI THIỆU NỘI DUNG

· VŨ TRỤ

Hai vấn đề lớn nhất, bao trùm tất cả mà con người thường xuyên nghĩ đến nhưng chưa có câu trả lời thống nhất là:

1. Bản chất của vũ trụ?

Nếu giải mã được vấn đề này thì con người sẽ trả lời được hàng loạt câu hỏi lớn khác:

Vũ trụ sinh ra từ đâu? Vũ trụ hữu hạn hay vô hạn?

Có mối liên hệ thống nhất nào giữa khoa học, tôn giáo?

Có sự thống nhất nào ngay trong chính nội tại của khoa học giữa khoa học vi mô (khoa học thực nghiệm) và khoa học vĩ mô (triết học)?

Có sự thống nhất nào ngay trong nội tại của các tôn giáo? Từ đó, các tôn giáo hiện tại có thể thống nhất về một hệ tư tưởng gốc?

Việc kết nối tất cả mấu chốt quan trọng nhất của vũ trụ tạo thành một hệ thống tư tưởng xuyên suốt như một “bổ đề” ở cấp độ vĩ mô và cao nhất.

2. Bản chất của con người?

Nếu trả lời được câu hỏi này, ta cũng sẽ giải thích được hàng loạt vấn đề về con người (tâm lý, hành vi, hạnh phúc và khổ đau, linh hồn – thể xác)? sự hình thành xã hội loài người? vai trò và vị trí của con người trong thế giới, trong vũ trụ?

Zezro sẽ giải quyết tuần tự toàn bộ những vấn đề tôi đã đặt ra ở trên.

Zezro là tư tưởng triết học (khoa học vĩ mô) bao gồm các nền tảng chính sau:

  • Đưa ra khái niệm mới về Zezro và Vật chất với biểu hiện và được con người lượng hóa thông qua Zezro (năng lượng) và Vật chất (khối lượng), đưa 2 đối tượng trong 1 này là cơ sở cấu thành nên toàn bộ vũ trụ.
  • Bác bỏ sự tồn tại của "Trống rỗng" và đưa Zezro thay thế vào vị trí đó.
  • Zezro và vũ trụ là một bản thể duy nhất - vô hạn.
  • Lý giải về không - thời gian trong mô hình.
  • Zezro sinh ra toàn bộ các trạng thái trong vũ trụ và cột mốc quan trọng nhất chính là 1 phần Zezro chuyển hóa sang Vật chất hay nói cách khác Năng lượng chuyển hóa thành Khối lượng.
  • Vận động quyết định đến sự hình thành các trạng thái của Zezro - Vật chất trong vũ trụ.
  • Khẳng định thuyết về Big Bang và các thuyết khác lý giải sự hình thành và phát triển của vật chất chỉ giải mã được một phần về sự hình thành và phát triển của Vũ trụ. Thông qua đó, cho thấy con người đang nghiên cứu và đưa ra những học thuyết chỉ phù hợp với phạm vi vũ trụ nhỏ (hình thành sau Big Bang và nghiên về trạng thái vật chất). Nhưng vũ trụ vô hạn chứa vô số vũ trụ nhỏ như vậy.
  • Liên kết các vấn đề lớn tưởng chừng như đối lập: Triết học (khoa học vĩ mô) với Khoa học thực nghiệm (khoa học vi mô), Tôn giáo với với Khoa học, Tôn giáo với Tôn giáo, Tâm linh với Khoa học.
  • Bản chất con người và linh hồn.

Mọi người hãy nhìn bức tranh Zezro một cách tổng thể nhất sẽ thấy được nét đẹp của nó và ý nghĩa thực sự. Nếu ai đó chỉ nhìn ở 1 khía cạnh (có thể chính là những hiện tượng, vấn đề được đưa vào kiểm chứng) thì sẽ không thấy được những cái mới lạ và càng khó hình dung.

Nhưng điều cơ bản mà mọi người dễ nhận thấy nhất chính là khi ta đưa những vấn đề tưởng chừng như đã cũ vào mô hình Zezro, nó vẫn không mất đi giá trị đúng đắn của từng vấn đề riêng lẻ, và điểm đặc biệt nhất chính là những vấn đề tưởng chừng như đối lập khi đứng riêng này nó lại phù hợp - có mối tương quan kỳ lạ trong mô hình Zezro mà các lý thuyết khác không có được.

Zezro là mô hình mang tính định hướng với nhiều quy luật cơ bản được đưa ra chứ không phải đi vào chi tiết từng vấn đề (theo chiều rộng và không theo chiều sâu). Nhưng dựa vào những quy luật cơ bản đó, chúng ta có thể đưa ra những mô hình dự báo và ứng dụng vào những hệ qui chiếu đơn lẻ để giải thích gốc rễ các hiện tượng, vấn đề, hoặc mở ra một hướng nghiên cứu mới với những nền tảng tư duy mới về các vấn đề trong vũ trụ.

Zezro không chấp nhận đưa vào các thuyết khác (thuộc về lý giải bản chất) vì chưa biết đúng hay sai như thế nào? Nhưng trước tiên, chúng ta nhận thấy rất rõ kết quả từ các thuyết đó: Chỉ đúng trong một phạm vi nhất định và không thể giải quyết được tổng quát các vấn đề lớn trong vũ trụ và dẫn đến bế tắc.

Nhưng những thuyết này đều có một giá trị nhất định tùy phạm vi và cấp độ mà chúng lý giải phù hợp với loại quy luật của vũ trụ.

Niềm tin của con người có hai hướng:

  1. Khoa học: Tin vào những gì đã biết. 
  2. Tôn giáo: Tin vào những gì chưa biết.

Nhưng rồi một ngày nào đó, khoa học lại cho con người biết được nhiều hơn... và rồi con người nhận thấy sự tương đồng kỳ lạ ở những triết lý ẩn chứa về vũ trụ của các tôn giáo. Dẫn đến, có 1 sợi dây liên kết nào đó trong vũ trụ giữa tất cả vấn đề tưởng chừng như rời rạc và mâu thuẫn. Vậy phải mất bao lâu để Khoa học biết nhiều đến thế nếu Tôn giáo vẫn đứng nguyên kiêu ngạo và tự cho mình là bí ẩn, bất khả tri?

Để thúc đẩy tiến trình thống nhất đó, Tôn giáo phải quy nạp về các gốc rễ cuối cùng, phải đưa gần mọi thứ hơn đến sự hợp lý. Tôn giáo và Khoa học phải tự tiến về cùng một hướng nhìn là Vũ trụ, giải quyết các vấn đề của Vũ trụ. Khi đó niềm tin sẽ khác đi hoàn toàn, tin vào những gì đã biết (đã được chứng minh) và tin vào những gì chưa biết nhưng có cơ sở thực sự chứ không phải bằng niềm tin mù quáng, mặc định không được xét và chạm đến.

Nếu có những cách hiểu Khoa học từ Tôn giáo hoặc ngược lại thì sẽ thống nhất được các tư tưởng chung và nhiều bí ẩn mà con người chưa lý giải được sẽ được làm sáng tỏ.

Mâu thuẫn giữa Khoa học và Tôn giáo hoặc giữa các Tôn giáo có thực sự tốt cho thế giới này?

Vũ trụ này đa diện và đủ chỗ để mỗi người nhìn ngắm nó theo cách của mình. Cách thức nhìn ngắm của tôi là tạo sợi dây liên kết các vấn đề lớn đang hoàn toàn tách biệt hoặc mâu thuẫn để đi đến một sự thống nhất chung. Và kết quả không đưa con người theo hướng xấu đi trong tư duy và hành động - có thể nói là tốt hơn.

“Tôi luôn phá bỏ những cách tiếp cận và giải thích hiện tại để tìm ra con đường hoàn toàn mới cho riêng mình. Khi tôi đi trên con đường này, tất cả những nền tảng hiện tại như hiện ra trước mắt, có xa có gần, có rõ ràng, có mờ ảo, tuy không chi tiết nhưng trọn vẹn. Rồi sẽ có những thứ mà tôi bắt gặp rất rõ ràng, như đập vào mắt tôi, không phải vì tôi dùng ý chí chủ quan của mình để quan sát chúng thật kỹ mà vì chúng đang ở ngay trên con đường tôi đi.”