Return to site

MỤC TIÊU CUỘC ĐỜI KHÔNG LÀ HẠNH PHÚC

Nếu bạn nói mục tiêu của cuộc đời bạn là hạnh phúc, tức là bạn đang không có 1 mục tiêu nào cả. Bởi vì hạnh phúc chính là cảm giác, mà cảm giác thì luôn thay đổi, do đó mục tiêu của bạn luôn thay đổi. Nếu bạn theo đuổi một thứ không ổn định và luôn thay đổi thì bạn nghĩ mình có đạt được không?

Cũng giống như khi bạn tham dự cuộc thi "Ai là triệu phú". Người dẫn chương trình hỏi: Mục tiêu của bạn tham gia chương trình này là gì? Bạn trả lời, tôi tham gia cho vui.

Hạnh phúc và đau khổ là cảm giác trên con đường đi đến mục tiêu cuộc đời. Hạnh phúc là cảm giác khi ta đạt được mục tiêu. Vậy chính xác mục tiêu của cuộc đời mỗi người là gì?

Mục tiêu cuộc đời là dự định lớn nhất mà bạn mong muốn làm được đến cuối đời. Nếu bạn chưa có dự định, kế hoạch lớn nhất cho cuộc đời thì bạn có thể lấy hình tượng của 1 ai đó để làm mục tiêu cho cuộc đời bạn.

Vì sao mục tiêu cuộc đời của mỗi người khác nhau? Yếu tố nào quyết định bạn sẽ đạt được nó?

Mục tiêu của cuộc đời được ví như 1 món ăn sau khi đã hoàn tất. Ngoài các thành phần thiết yếu cho sự tồn tại (nước, không khí, thức ăn, quần áo, nơi cư trú), ta còn cần thêm các thành phần khác (tiền bạc, sức khỏe, kiến thức, gia đình, bạn bè, tình yêu, ...). Chúng đều là những nguyên liệu và gia vị cần thiết để nấu thành công món ăn "cuộc đời". Chính mỗi người vừa là đầu bếp, vừa là người tìm kiếm nguyên liệu phù hợp trong khả năng mà mình có. Nếu ta có khả năng tìm được nhiều nguyên liệu hơn thì ta có nhiều sự lựa chọn hơn cho món ăn của mình. Nếu ta là một đầu bếp giỏi thì ta sẽ nấu được món ăn ngon và ngược lại.

Món ăn lựa chọn của mỗi người là mục tiêu cuộc đời của mỗi người.

Kết luận:

Món ăn ngon dở tùy thuộc vào 3 thứ:

(1)Chọn món ăn (mục tiêu) nên tối ưu những gì mình có.

(2) Thành phần và gia vị phong phú thì có lợi thế để nấu được món ăn ngon.

(3) Tay nghề nấu ăn là quan trọng nhất.

Mỗi món ăn khác nhau thì tầm quan trọng của các thành phần sẽ khác nhau. Nếu món ăn cần 10 thành phần thì cả 10 thành phần đều quan trọng như nhau, vì chỉ cần thiếu 1 thứ thì ta đã không thể nấu món ăn đó.